Việc nắm rõ công suất của tủ lạnh là bao nhiêu W sẽ giúp bạn biết được số điện mà một chiếc tủ lạnh sẽ tiêu thụ trong một ngày. Để từ đó người dùng có thể chọn được loại tủ có công suất phù hợp với điều kiện kinh tế cũng như mục đích sử dụng của gia đình. Vậy cách lựa chọn công suất tủ lạnh như thế nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này thì các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Auvietcorp nhé.
Công suất của tủ lạnh là gì? Hướng dẫn cách xem công suất tủ lạnh
Công suất của tủ lạnh là một thông số kỹ thuật được ghi trên nhãn năng lượng hoặc bao bì của tủ lạnh, giúp người dùng biết được khả năng tiêu thụ điện năng của tủ lạnh trong 1 giờ là bao nhiêu. Qua thông số này bạn có thể dễ dàng tính được chi phí tiền điện 1 tháng của chiếc tủ lạnh này là bao nhiêu.
Tùy theo từng dung tích, tính năng và công nghệ tích hợp của tủ lạnh mà chúng sẽ có công suất khác nhau. Mức công suất điện của tủ lạnh thường từ khoảng 72W – 300W. Một số loại có dung tích dù lớn hơn nhưng lại được tích hợp công nghệ inverter nên sẽ có công suất thấp hơn so với các dòng tủ lạnh thông thường.
Cách xem công suất tủ lạnh:
Thông thường, công suất tủ lạnh sẽ được ghi trên một nhãn thông số kỹ thuật nằm ở một vị trí trên tủ lạnh: Bên ngoài cửa tủ, bên trong cửa tủ lạnh hoặc đôi khi nhãn thông số cũng có thể được dán ở phía sau hoặc dưới đáy của tủ lạnh. Trên nhãn thông số kỹ thuật, bạn sẽ tìm thấy thông tin về công suất của tủ lạnh. Công suất được ghi bằng đơn vị W hoặc KW. Ví dụ tủ lạnh có công suất là 85W, nghĩa là trong một giờ lượng điện năng tiêu thụ là 85W.
Tủ lạnh tiêu tốn bao nhiêu điện năng 1 ngày? Hướng dẫn cách tính dựa trên công suất của tủ lạnh
Để biết được tủ lạnh tiêu tốn bao nhiêu điện trong 1 ngày, bạn hãy áp dụng công thức tính sau đây:
A = P x t
Trong đó:
- A: Lượng điện năng mà tủ lạnh tiêu thụ trong một khoảng thời gian nhất định (W/h hoặc kW/h)
- P: Công suất của tủ lạnh (W hoặc kW)
- t: Thời gian sử dụng của tủ lạnh (h)
Đối với tủ lạnh thường:
Minh họa cách tính lượng điện năng tiêu thụ của một chiếc tủ lạnh thông thường: Giả sử một chiếc tủ lạnh thường có dung tích là 130 lít và có công suất là 85W. Vậy lượng điện năng mà tủ lạnh tiêu thụ được trong vòng 1 ngày là: 85 x 24 = 2040 (W), tương đương 1 ngày tủ lạnh tiêu thụ 2,04 số điện.
Đối với tủ lạnh tiết kiệm điện inverter:
Inverter là công nghệ có thể kiểm soát được công suất của tủ lạnh để tránh lãng phí điện năng mà cần thiết. Từ đó giúp tiết kiệm điện được hiệu quả từ 40 – 50% so với những dòng tủ lạnh thông thường.
Ví dụ: Một chiếc tủ lạnh sử dụng công nghệ inverter tiết kiệm điện có dung tích là 200 lít, công suất tiêu thụ điện là 150W. Lượng điện năng tiêu thụ trong vòng 1 ngày sẽ là:
150 x 24 = 3600 (Wh), tương đương với 3,6 số điện.
Tuy nhiên do tủ lạnh có công nghệ inverter tiết kiệm điện 40% nên lượng điện tiêu thụ thực tế của dòng tủ lạnh này sẽ là: 3600 x 60% = 2160 (Wh), tương đương 2,16 số điện trong 1 ngày, tiết kiệm được 40% là 1,44 số điện.
>>> Xem thêm: 5+ Tủ Lạnh Công Nghiệp 6 Cánh Inox Chính Hãng Cho Nhà Hàng
Mức độ tiêu thụ điện năng của 1 số dòng tủ lạnh hiện nay
Mức độ tiêu thụ điện của tủ lạnh sẽ thay đổi tùy theo từng dung tích của tủ. Tủ lạnh có dung tích càng lớn thì công suất tiêu thụ cũng sẽ lớn.
Dòng tủ lạnh | Công suất tiêu thụ điện |
Tủ lạnh có dung tích 150 lít quay đầu | Khoảng 620W/ngày |
Tủ lạnh có dung tích trung bình từ 150 – 300 lít | Khoảng 1020W/ngày |
Tủ lạnh có dung tích từ 301 – 400 lít | Khoảng 1222 W/ngày |
Tủ lạnh có dung tích lớn hơn từ 401 – 550 lít | Khoảng 1458 w/ngày |
Tủ lạnh có dung tích 550 lít trở lên | Khoảng 1750 W/ngày |
Cách lựa chọn tủ lạnh có công suất phù hợp với gia đình mình
Để lựa chọn tủ lạnh có công suất phù hợp với gia đình của bạn, cần xem xét 3 yếu tố sau:
- Dựa vào số lượng thành viên
Số lượng thành viên trong gia đình là một trong những yếu tố quyết định đến nhu cầu sử dụng tủ lạnh. Gia đình mà càng có đông thành viên thì sẽ cần sử dụng chiếc tủ lạnh có dung tích lớn để đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên, tủ lạnh càng lớn thì đi kèm đó là công suất tiêu thụ điện cũng càng cao. Vì vậy bạn cần xem xét số lượng thành viên trong gia đình để từ đó lựa chọn được chiếc tủ lạnh có công suất phù hợp.
- Dựa vào nhu cầu bảo quản và lưu trữ thực phẩm
Dung tích và công suất của tủ lạnh phải đủ lớn để chứa đủ lượng thực phẩm và đồ uống mà gia đình cần trong một ngày, một tuần hoặc trong khoảng thời gian dài hơn. Nếu bạn thường xuyên mua nhiều thực phẩm tươi sống và bảo quản chúng trong thời gian dài thì cần một chiếc tủ lạnh có dung tích và công suất lớn hơn. Đảm bảo tính toán cẩn thận để không mua tủ lạnh quá lớn hoặc quá bé so với nhu cầu sử dụng của gia đình bạn.
- Dựa vào khả năng tiết kiệm điện của tủ
Xem xét các loại tủ lạnh được xếp hạng cao về khả năng tiết kiệm điện. Các dòng tủ lạnh này thường gọi là tủ lạnh inverter hoặc có nhãn hiệu tiết kiệm điện năng, có thể giảm được khoảng từ 30 – 50% lượng điện năng tiêu thụ hàng tháng. Điều này giúp giảm tiền điện và góp phần nhỏ trong việc bảo vệ môi trường.
Hướng dẫn sử dụng tủ lạnh sao cho tiết kiệm điện nhất
Để sử dụng tủ lạnh sao cho tiết kiệm điện nhất, bạn cần tuân theo 6 hướng dẫn sau đây:
- Không đặt tủ lạnh gần các nguồn nhiệt cao
Nên đặt tủ lạnh ở nơi thông thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp hoặc nhiệt độ cao từ nguồn nhiệt bên ngoài. Nếu tủ lạnh nằm trong môi trường nhiệt đới hoặc gần nguồn nhiệt, nó phải làm lạnh nhiều hơn và tiêu thụ nhiều điện năng hơn.
- Sử dụng nhiệt độ tủ hợp lý
Đặt nhiệt độ trong tủ lạnh và ngăn đông sao cho hợp lý và phù hợp với nhu cầu sử dụng. Nhiệt độ lý tưởng cho ngăn lạnh là khoảng 2 – 4 độ C, ngăn đá là -17 đến -15 độ C. Nếu bạn đặt nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao, tủ lạnh sẽ phải làm việc nhiều hơn và tiêu thụ nhiều năng lượng hơn, dễ xảy ra hiện tượng tủ lạnh bị đóng tuyết.
- Không lưu trữ quá nhiều thức ăn trong tủ lạnh
Không nên để quá nhiều lượng thức ăn trong tủ mà chỉ nên để số lượng vừa đủ. Việc nhồi nhét quá nhiều thực phẩm vào tủ lạnh sẽ khiến cho thiết bị không có đủ không gian để lan tỏa hơi lạnh đều ra xung quanh, gây kém hiệu quả trong việc bảo quản thực phẩm và có thể khiến thực phẩm bị hư hỏng. Vì vậy mà tủ lạnh cần phải liên tục hoạt động hết công suất trong thời gian dài mới đảm bảo được nhiệt độ phù hợp. Điều này gây tốn nhiều điện năng và bạn sẽ mất nhiều tiền điện hơn. Vậy nên bạn chỉ nên dự trữ lượng thức ăn vừa phải.
- Thức ăn còn nóng thì không nên để vào trong tủ lạnh
Bỏ thức ăn còn nóng vào trong tủ lạnh có thể làm tăng nhiệt độ bên trong. Nhiệt độ nhiều vùng trong tủ sẽ tăng lên và gây ra mất ổn định về nhiệt độ. Nó có thể làm thực phẩm khác bên trong tủ ấm lên và dễ bị hư hỏng. Ngoài ra, khi bạn đặt thức ăn còn nóng vào trong tủ lạnh, thiết bị sẽ cần phải làm lạnh thức ăn này xuống nhiệt độ an toàn một cách nhanh chóng. Điều này đòi hỏi tủ phải hoạt động nhiều hơn và tiêu thụ nhiều điện năng hơn, gây tốn điện. Vì vậy bạn không nên bỏ thức ăn còn nóng vào trong tủ lạnh.
- Không nên mở và đóng cửa tủ lạnh quá nhiều lần
Việc đóng mở cửa tủ lạnh quá nhiều lần và thường xuyên có thể làm tăng nhiệt độ bên trong của tủ lạnh. Điều này khiến thiết bị liên tục phải điều chỉnh nhiệt độ và duy trì độ lạnh bên trong tủ. Lúc này máy nén sẽ phải hoạt động với tần suất cao hơn bình thường, gây tốn nhiều điện năng.
- Thường xuyên vệ sinh tủ lạnh sạch sẽ và bảo dưỡng tủ
Vệ sinh thường xuyên và bảo dưỡng tủ định kỳ không chỉ giúp tủ lạnh hạn chế được tình trạng phát sinh ra nhiều vi khuẩn, nấm mốc gây hại mà còn giúp tủ lạnh tản nhiệt tốt hơn. Đặc biệt là trong cấu tạo của tủ lạnh có bộ phận làm lạnh đặt phía sau rất dễ bám bụi bẩn và làm tắc nghẽn hệ thống, có thể khiến cho tủ lạnh dừng hoạt động.
Vì vậy, nên vệ sinh tủ lạnh định kỳ khoảng 1 – 2 tháng/lần để tủ lạnh hoạt động được tốt hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra lượng gas làm lạnh tủ mỗi năm và bơm gas kịp thời để tránh máy nén phải hoạt động quá tải gây lãng phí điện năng.
Qua bài viết trên đây, hy vọng các bạn đã nắm rõ được công suất của tủ lạnh là gì và cách tính lượng điện năng mà tủ lạnh tiêu thụ trong một khoảng thời gian cụ thể. Từ đó các bạn sẽ lựa chọn được cho gia đình mình chiếc tủ lạnh có công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng. Hãy theo dõi Auvietcorp để biết thêm được nhiều thông tin hữu ích nhé.
>>> Xem thêm: Tủ lạnh không chạy đèn vẫn sáng – 6 nguyên nhân và cách khắc phục