Có rất nhiều nguyên nhân khiến tủ đông bị đóng tuyết. Lớp tuyết bám trên thành tủ càng dày thì hiệu suất hoạt động của tủ càng giảm. Vậy làm thế nào để khắc phục hiện tượng trên một cách triệt để. Hãy cùng tham khảo các tip trong bài viết dưới đây để có được câu trả lời. Mong rằng thông tin chúng tôi chia sẻ trong bài viết thực hữu ích với bạn đọc!
Tình trạng tủ đông bị đóng tuyết là gì? Cách nhận biết là gì
Tủ đông bị đóng tuyết là hiện tượng tuyết hay đá xốp màu trắng bám thành lớp dày hoặc mỏng trên thành tủ lạnh hoặc trên thực phẩm đang bảo quản trong tủ. Đây là hiện tượng vô cùng phổ biến hiện nay khi sử dụng tủ đông. Bởi tủ đông là loại tủ lạnh được sử dụng rất nhiều tại các tạp hóa, siêu thị, quán ăn, nhà hàng,…
Nguyên nhân gây ra hiện tượng tủ đông bị đóng tuyết
- Để các loại thực phẩm có độ ẩm cao vào tủ: Khi bạn đặt vào tủ đông các loại thực phẩm có độ ẩm cao, như thực phẩm chưa đóng gói kỹ hoặc thực phẩm có nước. Nước từ những thực phẩm đó có thể bốc hơi và tạo thành hơi ẩm. Hơi ẩm này ngưng tụ lại và tạo thành lớp tuyết trên các bề mặt bên trong tủ.
- Tủ bị hở hoặc liên tục mở và đóng cửa tủ đông: Khi cửa tủ bị mở quá thường xuyên hoặc không đóng kín, không khí ẩm từ môi trường bên ngoài có thể tiếp xúc với không khí lạnh bên trong tủ. Điều này cũng có thể dẫn đến việc tạo tuyết.
- Gioăng hoặc miếng đệm cao su của cửa tủ bị hỏng: Nếu gioăng hoặc miếng đệm cao su của cửa tủ bị hỏng, không khí ẩm có thể xâm nhập vào bên trong tủ, gây tạo tuyết. Đây là một nguyên nhân xảy ra gián tiếp từ nguyên nhân tủ bị hở khi đóng cửa. Thường thì hiện tượng này chỉ hay xảy ra đối với các dòng tủ đã cũ hoặc các dòng tủ đông giá rẻ sử dụng loại gioăng cao su chất lượng kém. Tình trạng này càng kéo dài thì tủ sẽ càng nhanh xuống cấp.
- Lỗ xả nước của tủ đông bị tắc nghẽn: Lỗ xả nước trong tủ đông được thiết kế để thoát hơi ẩm ra khỏi tủ. Nếu lỗ này bị tắc nghẽn bởi tuyết hoặc bất kỳ chất gì khác, hơi ẩm không thể thoát ra khỏi tủ, dẫn đến hiện tượng đóng tuyết.
- Hư hỏng 1 bộ phận trong tủ: Bất kỳ bộ phận nào trong tủ đông gặp sự cố, chẳng hạn như đứt cầu chì nhiệt, sò lạnh hay âm tủ lạnh không thông mạch, rơ le xả (timer) không đóng sang tiếp điểm đá, cuộn dây motor bị cháy,… hay bất kỳ thành phần nào ảnh hưởng đến sự phân phối nhiệt độ, đều có thể dẫn đến tình trạng tủ bị đóng tuyết.
Tác hại có thể xảy ra khi tủ đông gặp tình trạng đóng tuyết
Tủ đông là một thiết bị quan trọng được sử dụng rộng rãi với nhiều mục đích khác nhau trong đời sống hàng ngày. Khi tủ đông bị đóng tuyết, sẽ gây ra một số tác hạn như sau:
- Tiêu thụ mức năng lượng cao hơn: Lớp tuyết trên các bề mặt bên trong của tủ làm cản trở khả năng lưu thông khiến tủ phải làm lạnh mạnh hơn để duy trì nhiệt độ thấp. Điều này dẫn đến tiêu thụ năng lượng cao hơn và làm tăng hóa đơn điện.
- Giảm dung tích lưu trữ: Lớp tuyết tạo ra không gian chiếm diện tích bên trong tủ, làm giảm không gian lưu trữ cho thực phẩm và đồ đông lạnh.
- Làm hư hại, giảm chất lượng thực phẩm: Nếu tủ bị đóng tuyết nhiều, lớp tuyết này có thể tạo ra môi trường đông lạnh không đồng nhất. Điều này có thể làm thực phẩm đông lạnh bị khô hoặc làm giảm chất lượng và giá trị dinh dưỡng của chúng.
- Gây hỏng hóc cho các bộ phận tủ: Nếu lớp tuyết tích tụ quá nhiều, nó có thể ảnh hưởng đến các bộ phận bên trong tủ như quạt làm lạnh, dàn làm lạnh và các linh kiện khác, gây ra hỏng hóc và giảm tuổi thọ của chúng. Khi đó tủ đông sẽ phải hoạt động hết công suất trong một thời gian dài. Điều này sẽ khiến bạn tốn kém chi phí vào việc sửa chữa hoặc thậm chí thay mới tủ để đáp ứng các yêu cầu trong khi sử dụng. Nếu tủ đông bị đóng tuyết nhiều, việc làm lạnh mạnh hơn có thể tạo ra âm thanh và rung động không mong muốn, gây phiền hà.
Các bước xả tủ đông bị đóng tuyết nhanh chóng, dễ dàng
Để xả tủ đông bị đóng tuyết nhanh chóng và dễ dàng, bạn hãy áp dụng theo từng bước sau:
Bước 1: Trước tiên bạn phải ngắt hết nguồn điện của tủ lạnh để đảm bảo sự an toàn khi xả tủ và tránh lãng phí điện, tiết kiệm tiền.
Bước 2: Khi đã ngắt hết tất cả nguồn điện, lấy tất cả thực phẩm ra ngoài và bảo quản trong túi giữ nhiệt. Bởi nhiệt độ phòng khiến thực phẩm có thể bị hư hỏng, giảm chất lượng.
Bước 3: Lấy khay đá và các ngăn đựng thức ăn ra ngoài. Một số khay đá được bắt bằng ốc vít nên bạn hãy lấy cẩn thận bằng tua vít để tránh làm vỡ chốt của nó.
Bước 4: Khi đóng nguồn điện, tủ ngừng hoạt động sẽ làm đá chảy ra nên bạn có thể lót giấy hoặc vải quanh tủ để ngăn nước chảy lênh láng ra ngoài.
Bước 5: Mở tất cả cửa tủ lạnh ra và để thêm một ly nước nóng bên trong tủ để làm cho đá tan nhanh hơn.
Bước 6: Sử dụng khăn mềm để lau sạch nước trong tủ lạnh và thêm một ít bột vani hoặc soda để tủ thơm hơn. Nếu lớp đá dày quá thì bạn nên chuẩn bị một cái chậu để hứng nước khi lau dọn.
Bước 7: Lau tủ lại bằng khăn khô cho thật khô ráo, bạn hãy tập trung chú ý để không làm rách phần đệm cao su. Mẹo nhỏ: Lúc này bạn có thể thoa một lớp dầu thực vật lên quanh thành. Dầu thực vật có độ trơn cao nên làm giảm đáng kể việc nước đóng thành tuyết rồi bán vào thành tủ.
Bước 8: Cuối cùng bạn để lại các khay đá và khay thức ăn vào vị trí cũ rồi cắm điện là hoàn thành.
Hướng dẫn các mẹo nhỏ khắc phục tình trạng tủ đông bị đóng tuyết
Dưới đây là một số mẹo nhỏ để khắc phục tình trạng tủ đông bị đóng tuyết:
- Đảm bảo cửa tủ phải luôn được đóng kín và không có khoảng trống để không khí ẩm từ bên ngoài tiếp xúc với không khí lạnh bên trong tủ. Bạn có thể kê cao hai đế chân trước hơn một chút sẽ giúp tủ lạnh tự động đóng lại.
- Sắp xếp thực phẩm đúng vị trí cũng là một cách tránh được tình trạng tủ đông bị đóng tuyết hiệu quả. Nghĩa là bạn không nên đặt thực phẩm chắn trước các họng gió làm cản trở trực tiếp luồng khí tỏa ra khắp tủ.
- Nếu bản lề tủ bị lỏng sẽ tạo nên các khe hở và khiến tủ lạnh bị đóng tuyết. Vậy nên nếu thấy hiện tượng bản lề tủ bị lỏng lẽo hãy dùng tua vít vặn lại theo chiều kim đồng hồ nhằm siết chặt.
- Vòng đệm bị bám bẩn hoặc bám tuyết cũng là một nguyên nhân khiến cửa không đóng kín được. Lúc này bạn có thể dùng khăn ấm và một ít nước xà phòng lau nhẹ vết bẩn sẽ sạch. Sau đó dùng khăn khô lau lại lần nữa để tránh vết nước xót lại đóng băng.
- Vệ sinh tủ lạnh tối thiểu 2 lần mỗi năm để làm sạch màng lỗ thông gió, bộ phận ống xoắn ngưng tụ hay lỗ thoát nước Dùng bàn chải lông, nước ấm, dung dịch tẩy rửa nhẹ làm sạch các vị trí này. Lưu ý nên làm khô hoàn toàn trước khi lắp lại các bộ phận lại vị trí ban đầu.
- Hạn chế việc mở cửa tủ đông quá thường xuyên hoặc mở cửa trong thời gian dài. Điều này giúp giữ cho không khí lạnh bên trong tủ không bị mất đi.
- Tránh đặt vào tủ những loại thực phẩm chưa đóng gói kỹ hoặc thực phẩm có nhiều nước, vì chúng có thể tăng độ ẩm bên trong tủ và góp phần tạo tuyết.
- Kiểm tra độ đàn hồi của gioăng cửa và miếng đệm cao su ở cửa tủ đông. Nếu thấy hỏng, hãy thay thế để đảm bảo không khí ẩm không xâm nhập vào tủ.
- Sử dụng chức năng làm sạch tủ đông (nếu có). Một số tủ đông có chức năng tự động làm sạch tuyết. Hãy sử dụng chức năng này theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Kiểm tra và tiến hành bảo dưỡng hệ thống làm lạnh một cách thường xuyên. Nếu bạn nghi ngờ hệ thống làm lạnh có vấn đề, hãy gọi kỹ thuật viên chuyên nghiệp để kiểm tra và bảo dưỡng.
- Đặt tủ đông ở nơi thông thoáng và không bị ánh nắng trực tiếp giúp giữ cho tủ hoạt động hiệu quả hơn.
- Trước khi đặt thực phẩm vào tủ, để thực phẩm nguội đạt nhiệt độ phòng sẽ tránh tạo ra hơi ẩm trong tủ khi thực phẩm nhanh chóng đông lạnh.
Hy vọng rằng những chia sẻ của Âu Việt Corp về tủ đông bị đóng tuyết cùng cách khắc phục trên không còn làm bạn hoang mang và khó chịu. Hãy nhớ rằng, nếu bạn biết vệ sinh và sử dụng tủ đúng cách sẽ giúp tránh tình trạng tủ đông nhà bạn bị đóng tuyết và đảm bảo tủ hoạt động tốt nhất.