Bếp điện từ là một thiết bị dùng để nấu ăn trong gia đình đang rất được ưa chuộng hiện nay bởi những tiện ích và tính năng mà nó mang lại. Tuy nhiên khi sử dụng thì bạn cũng cần cẩn thận và sử dụng đúng cách đảm bảo an toàn cũng như tiết kiệm điện năng hiệu quả. Trong bài viết này, Âu Việt Corp sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng bếp điện từ an toàn, hiệu quả và tiết kiệm điện.
Bếp điện từ là gì?
Bếp điện từ hay còn được gọi với cái tên ngắn gọn là bếp từ, là một loại bếp sử dụng công nghệ từ trường để tạo ra nhiệt độ và nấu nướng thực phẩm. Thay vì sử dụng nguồn điện trực tiếp như lửa hoặc điện trở như các loại bếp khác, bếp điện từ tạo ra nhiệt bằng cách tạo ra một trường từ động trong nồi hoặc chảo đặt lên mặt bếp.
Cách hoạt động của bếp điện từ dựa trên hiện tượng điện từ động. Khi nồi chảo làm bằng vật liệu dẫn điện được đặt lên mặt bếp, một dòng điện xoay chiều được tạo ra trong nồi chảo, tạo ra một trường từ xoay chiều. Sự tương tác giữa trường từ và nồi chảo làm tăng nhiệt độ của chúng, từ đó làm chín thực phẩm.
>> Có thể bạn quan tâm: Giá Bếp Điện Từ Công Nghiệp Nhập Khẩu Đạt Tiêu Chuẩn 2023
Hướng dẫn các cách sử dụng bếp điện từ đơn giản
Sau khi đã tìm hiểu xong bếp điện từ là gì, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu cách sử dụng bếp điện từ sao cho an toàn và hiệu quả qua các bước dưới đây nhé:
Bước 1: Đặt nồi, chảo lên khu vực nấu của bếp
Trước khi bắt đầu nấu ăn, bạn nên đặt nồi nấu ngay giữa mặt kính của bếp. Điều này hạn chế được việc đáy nồi không ổn định khi sôi và tránh va đập không đáng có gây vỡ mặt kính bếp. Lưu ý rằng, nên lau khô mặt bếp trước khi đặt nồi lên, không nên để mặt bếp ẩm ướt. Ngoài ra, không nên để nồi không có gì lên bếp để tránh hư nồi hoặc gây cháy.
Bước 2: Cắm nguồn điện và bật công tắc nguồn
Để bắt đầu nấu nướng thì bạn phải cắm nguồn điện. Sau khi cắm điện vào sẽ có một tiếng bíp thông báo rằng bếp đã sẵn sàng. Đây được coi là điều kiện đầu tiên để bạn bắt đầu sử dụng bếp và nấu ăn.
Thông thường, hầu hết các bếp điện từ đều có kết nối với 1 aptomat. Khi nào bạn muốn nấu ăn thì chỉ cần bật aptomat trước thì nguồn điện sẽ được kết nối trực tiếp với bếp.
Bước 3: Giữ ngón tay khởi động bếp
Sau khi đã cắm nguồn điện, bạn cần giữ ngón tay ở nút nguồn (ON/OFF) để khởi động bếp.
Bước 4: Bắt đầu nấu bằng cách chọn cảm biến liên quan đến chế độ nấu theo ý muốn
Bếp điện từ có nhiều chức năng nấu khác nhau như: nấu, hầm, rán, ninh, xào… Cách sử dụng cũng rất đơn giản, chỉ cần chạm tay vào nút có biểu tượng chức năng là bếp sẽ tự hoạt động.
Ví dụ, bạn muốn nấu canh thì chọn vào biểu tượng nấu , rán trứng thì chọn biểu tượng rán,…
Trong trường hợp bạn không chọn chức năng thì bếp sẽ tự động ở chế độ nấu.
Bước 5: Tăng giảm nhiệt độ bằng cách sử dụng các nút + –
Tùy từng món ăn mà bạn có thể tùy chỉnh nhiệt độ mong muốn. Chỉ cần ấn nút (+)/(-) trên mặt bếp. Nếu bạn để chế độ nấu, nhiệt độ sẽ tự điều chỉnh theo chức năng ở khoảng 800W – 2000W.
Bước 6: Sau khi sử dụng xong bếp, hãy giữ nút khởi động một lần nữa để tắt bếp.
Vì nút ON/OFF là một nên nếu bạn muốn tắt bếp thì chỉ cần giữ nút khởi động một lần nữa để tắt bếp. Sau khi tắt bếp, bạn chờ cho cánh quạt tản nhiệt của bếp ngừng chạy rồi mới rút nguồn điện hoặc tắt aptomat.
Các lưu ý trong cách sử dụng bếp điện từ để an toàn và được lâu và bền
Làm sạch và vệ sinh bếp thường xuyên
Trong quá trình nấu ăn, dầu mỡ hoặc thức ăn thừa có thể bị bắn hoặc rơi ra ngoài bếp. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả nấu ăn của những lần sau đó. Vì thế, hãy làm sạch mặt bếp điện từ sau mỗi lần sử dụng để duy trì hiệu suất và độ bền của bếp.
Vì mặt bếp từ được làm từ kính nên rất dễ để lau chùi. Bạn chỉ cần đợi bếp nguội hẳn, lấy một chiếc khăn mềm và bình xịt chuyên dụng lau bề mặt bếp. trong trường hợp có những mảng bám cứng đầu khó lau chùi bằng khăn, bạn chỉ cần lấy con dao mỏng, lót một lớp khăn ẩm mềm cuộn lên đầu dao và chà nhẹ để lấy mảng bám đó ra. Cách làm này nhằm tránh làm xước bề mặt bếp.
Sử dụng nguồn điện phù hợp
Mỗi loại bếp điện từ sẽ có các mức công suất khác nhau tương đối cao nên cần phải sử dụng nguồn điện phù hợp để ổn định. Vì vậy, hãy dùng phích cắm ổ điện riêng cho bếp từ và dây điện phải có tiết diện tối thiểu từ 0,75mm2.
Ngoài ra, bạn nên sử dụng thêm ổn áp để ổn định điện áp trong nhà, đặc biệt là nguồn điện cung cấp cho bếp từ. Vì vào những giờ cao điểm, nguồn điện không ổn định, có thể tăng lên hoặc hạ xuống đột ngột, làm ảnh hưởng đến hoạt động và tuổi thọ của bếp điện từ.
Sử dụng dụng cụ nấu phù hợp
Bếp điện từ rất kén nồi nấu, không phải nồi nào cũng nấu được trên bếp. Bạn cần phải sử dụng loại nồi phù hợp với bếp, như các loại nồi được làm từ hợp kim sắt, gang, thép hoặc các vật liệu có từ tính. Nếu bạn không sử dụng đúng loại nồi phù hợp thì bếp từ sẽ không hoạt động.
Vậy làm sao để biết được loại nồi này có phù hợp với bếp từ hay không. Cách nhận biết rất đơn giản. Bạn chỉ cần sử dụng một cục nam châm đặt vào đáy nồi. Nếu nam châm hút đáy nồi thì có nghĩa là đáy nồi nhiễm từ và có thể sử dụng được cho bếp điện từ.
Không nên để bếp hoạt động công suất tối đa trong thời gian dài
Vì bếp điện từ có khả năng sinh nhiệt và giữ nhiệt khá lớn nên nếu hoạt động với công suất cao trong thời gian dài sẽ dẫn đến quá tải. Điều này làm bếp nhanh bị hư hỏng. Không những thế, nếu thói quen này diễn ra thường xuyên thì sẽ làm cho mặt kính của bếp dễ bị nứt do phải chịu nhiệt độ cao.
Không nấu ở mức nhiệt quá cao
Bất kỳ thiết bị nào cũng sẽ dễ bị hư hỏng nếu chúng ta sử dụng không đúng cách. Không những thế chúng còn không phát huy được tối đa hiệu suất hoạt động của mình.
Với chức năng là làm nóng ở giữa đáy nồi bằng nhiệt nên bếp từ thường làm nóng và chính thức ăn nhanh hơn bếp ga thông thường. Vì thế, nhiều người có dấu hiệu lạm dụng và sử dụng mức nhiệt quá cao ngay từ lúc bắt đầu nấu. Điều này rất dễ gây ra hiện tượng cháy khét.
Vì vậy, khi bắt đầu nấu ăn thì chỉ nên để chế độ thấp để đảm bảo an toàn.
Một số lưu ý khác:
- Tránh tiếp xúc với mặt kính sau khi nấu để tránh bị bỏng vì lúc này mặt bếp vẫn rất nóng
- Không kéo lê dụng cụ nấu trên bề mặt bếp để tránh gây trầy xước
- Đặt các thiết bị điện từ khác cách xa bếp từ ít nhất 1m
- Người bị bệnh não, bệnh tim và phụ nữ mang thai nên hạn chế sử dụng bếp từ
- Không khởi động bếp khi không nấu thức ăn
- Tránh để mạch điện bị ẩm trong quá trình nấu nướng
- Không sử dụng thiết bị điện tử trong quá trình nấu ăn
- Làm sạch và vệ sinh bếp sau khi sử dụng
- Không nên đột ngột ngắt nguồn điện khi bếp vẫn đang sử dụng
- Việc bảo quản và sử dụng đúng cách sẽ giúp kéo dài tuổi thị của bếp điện từ và đảm bảo an toàn cho bạn và gia đình
Cách vệ sinh và làm sạch bếp đúng cách
Vệ sinh và làm sạch bếp từ đúng cách là rất quan trọng để duy trì hiệu suất của thiết bị và đảm bảo an toàn thực phẩm. Dưới đây là các cách vệ sinh và làm sạch bếp từ đúng cách:
Vệ sinh và làm sạch bếp bằng dung dịch tẩy rửa tự nhiên
Sử dụng baking soda:
- Hòa tan baking soda trong nước với tỉ lệ 2:1
- Đổ hỗn hợp này lên bề mặt bếp
- Để khoảng 15p rồi lấy khăn mềm lau lại mặt bếp là xong
Sử dụng nước cốt chanh/giấm trắng để làm sạch bề mặt bếp từ:
- Nếu dùng nước cốt chanh: Vắt 1 – 2 quả chanh để lấy nước cốt => dùng khăn ẩm thấm nước cốt chanh và lau lên mặt bếp => lau lại với nước sạch
- Nếu dùng giấm trắng: Đổ một ít giấm trắng lên vết bẩn => đợi khoảng 10 – 15p rồi lau lại bằng khăn sạch
Sử dụng nước rửa chén: Đối với các vết bẩn dễ dàng lau chùi như dầu mỡ thì có thể dùng nước rửa chén dạng xịt hoặc lỏng để làm sạch bề mặt bếp từ.
Vệ sinh và làm sạch bếp từ bằng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng
Dung dịch tẩy rửa chuyên dụng sẽ giúp bạn dễ dàng làm sạch các vết bẩn cứng đầu lâu ngày. Các bước làm sạch như sau:
- Xịt một lượng nhỏ dung dịch tẩy rửa chuyên dụng và xoa đều lên mặt bếp
- Đợi khoảng 5 phút cho dung dịch này tạo bọt, bông và hơi khô lại
- Dùng một chiếc khăn mềm để lau mặt bếp.
- Nếu bếp vẫn chưa sạch hẳn thì thực hiện thêm lần nữa
Vệ sinh và làm sạch bếp từ bằng dao chuyên dụng cho mặt kính bếp
Để loại bỏ các vết bám cứng đầu lâu ngày trên mặt bếp thì bạn có thể sử dụng dao chuyên dụng cho mặt kính bếp. Thực hiện bằng cách đặt dao nghiêng một góc khoảng 30 – 40 độ so với mặt bếp, cạo nhẹ nhàng và từ từ để tách các vết bám ra khỏi mặt bếp. Sau đó, dùng một chiếc khăn mềm và dung dịch tẩy rửa như trên để làm sạch bề mặt bếp.
Kết luận
Như vậy có thể thấy bếp điện từ đem lại rất nhiều lợi ích nếu chúng ta biết sử dụng nó đúng cách và cẩn thận. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về cách sử dụng bếp điện từ sao cho an toàn và hiệu quả. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ cho chúng tôi qua hotline hoặc website Âu Việt Corp để được phản hồi sớm nhất nhé. Âu Việt tự tin là một trong những nhà cung cấp các sản phẩm thiết bị bếp tốt nhất trên thị trường.
>> Xem thêm bài viết sau: Bếp Điện Từ Có Tốn Điện Không? Cách Sử Dụng Tiết Kiệm Điện