Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng máy làm đá viên hiệu quả, đơn giản

Máy làm đá viên đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi và phổ biến, nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp nguồn đá sạch đảm bảo vệ sinh cho người tiêu dùng. Trong bài viết dưới đây, Auvietcorp sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng máy làm đá viên chi tiết, đơn giản và hiệu quả nhất. 

Sử dụng máy làm đá viên đúng cách có lợi ích gì?

Sử dụng máy làm đá viên đúng cách sẽ đem đến 4 lợi ích như sau:

  • An toàn cho người sử dụng

Người dùng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của máy trước khi thực hiện bất kỳ thao tác nào. Việc trang bị đầy đủ những kiến thức, thao tác sử dụng máy đúng cách sẽ giúp bạn tránh được những rủi ro, nguy hiểm về điện và nhiều sự cố khác trong quá trình sử dụng máy. 

  • Đảm bảo hiệu quả sử dụng của máy làm đá viên

Khi bạn sử dụng máy làm đá đúng cách sẽ giúp máy hoạt động hiệu quả hơn, tạo hiệu suất tối đa và rút ngắn thời gian làm đá.

  • Giúp kéo dài tuổi thọ của máy

Ngoài những bộ phận cấu tạo máy làm đá viên thì tuổi thọ của máy làm đá viên còn phụ thuộc vào cách bạn sử dụng máy như thế nào. Bạn nên tìm hiểu và sử dụng đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và đơn vị cung cấp để kéo dài tối đa tuổi thọ của máy.

  • Tiết kiệm tối đa điện năng

Thực hiện chính xác thao tác trên máy làm đá viên sẽ giúp máy hoạt động đúng công suất và hoạt động hiệu quả, vì vậy máy sẽ được bền hơn, không bị hỏng hóc thường xuyên, giúp bạn tiết kiệm chi phí sửa chữa và điện năng đáng kể. 

Lợi ích nhận được khi sử dụng máy làm đá viên
Lợi ích nhận được khi sử dụng máy làm đá viên

Kiểm tra các yếu tố lắp đặt ban đầu trước khi sử dụng máy làm đá viên

Khi bạn chuẩn bị sử dụng máy làm đá viên lần đầu, hãy kiểm tra các yếu tố lắp đặt ban đầu sau đây để đảm bảo rằng máy hoạt động đúng cách và an toàn: 

  • Kiểm tra các thông số kỹ thuật

– Giờ chạy của từng mẻ đá

– Dòng chảy đầu cuối chu kỳ

– Rơle áp suất, rơle nhiệt

– Dầu và mức hồi dầu tại máy nén

– Kiểm tra bơm nước làm đá

– Kiểm tra dao cắt đá khi ra đá

– Kiểm tra đồng hồ áp suất có đang cao quá hay thấp quá không

– Kiểm tra chiều quay của mô tơ

  • Vị trí lắp đặt

Máy làm đá viên nên được đặt ở nơi sạch sẽ, thoáng mát, bề mặt bằng phẳng để tránh bị lệch hoặc rung lắc khi hoạt động. Chú ý không đặt máy ở gần nguồn điện, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và nước mưa. Nhiệt độ môi trường xung quanh nơi đặt máy nên được duy trì ở khoảng 3 độ C – 40 độ C, đảm bảo không gian đủ rộng để quá trình sản xuất đá được diễn ra tốt nhất. 

  • Tiêu chuẩn về nguồn nước, đường vào và đường ra của nước

Nguồn nước làm đá viên phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh, sạch và chất lượng. Nước làm đá cần phải qua thanh lọc hoặc máy làm đá được cài đặt đi kèm với thiết bị lọc nước. Nguồn nước đi vào thiết bị cần phải đạt được những yêu cầu sau:

– Nhiệt độ tối thiểu là 0.6 độ C, nhiệt độ tối đa là 32 độ C

– Nước có áp lực tối thiểu là 0.13 MPA và tối đa là 0.55 MPA

– Ống dẫn nước có đường kính bên trong tối thiểu là 9.5mm, chiều cao tối thiểu là 3cm

– Ống thoát nước có đường kính bên trong tối thiểu là 15.8mm, chiều cao tối thiểu là 3cm

  • Tiêu chuẩn nguồn điện

Mỗi thương hiệu máy làm đá thì đều có những yêu cầu khác nhau về nguồn điện. Bạn cần kiểm tra yêu cầu nguồn điện từ nhà sản xuất được dán ở mặt sau hoặc phần thân dưới của máy. Phích cắm điện cần được cắm trực tiếp vào ổ cắm điện với một dây nối duy nhất, tuân thủ các tiêu chuẩn về điện. Hệ thống nguồn điện phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn với khu vực mà bạn đang sinh sống. 

Nếu máy làm đá viên có kiểu kết nối hình chữ Y thì việc lắp đặt phải nhờ đến sự trợ giúp của đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm. Lưu ý rằng, biến động điện áp không được vượt quá 10% so với điện áp định mức. 

  • Kiểm tra các yếu tố khác trước khi khởi động máy

– Kiểm tra lại phích cắm, ổ điện, aptomat tổng, cầu chì, cầu dao, đường ống nước xem đã được kết nối tốt chưa

– Kiểm tra nguồn nước cấp vào máy xem đã được mở hay chưa, áp lực nước như thế nào? Có ổn định không?

– Kiểm tra nguồn điện xem đã đúng với yêu cầu của  máy chưa

– Kiểm tra nhiệt độ của môi trường và nhiệt độ nguồn nước xem đã đạt tiêu chuẩn chưa?

– Kiểm tra chiều quay của các motor điện và máy bơm nước 

– Khi đã kiểm tra và đảm bảo các yếu tố trên, bạn có thể bắt đầu sử dụng máy làm đá viên theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Hãy luôn tuân thủ hướng dẫn sử dụng và thực hiện bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo máy làm đá viên hoạt động tốt, hiệu quả và an toàn trong suốt thời gian sử dụng.

Kiểm tra tổng thể trước khi khởi động máy làm đá viên
Kiểm tra tổng thể trước khi khởi động máy làm đá viên

Cách sử dụng máy làm đá viên được thực hiện như thế nào? Hướng dẫn chi tiết? 

Cách sử dụng máy làm đá viên chi tiết được thực hiện thông qua các bước sau:

Hướng dẫn khởi động máy

Đầu tiên, bật aptomat tổng cung cấp nguồn điện tổng cho máy làm đá viên, sau đó bật công tắc nút nguồn để khởi động máy. Đợi từ 2 – 3 phút máy sẽ bắt đầu hoạt động. Khi khởi động máy, bạn cần theo dõi và lưu ý một số điều sau:

  • Đảm bảo kết nối của các đường ống nước để nước chảy đều vào máy. Điều này rất quan trọng vì bạn phải chắc chắn về đường ống nước rồi mới đến bước làm đá, nếu nước vào máy không đều thì sẽ dễ gây hư hỏng cho máy làm đá.
  • Khi khởi động máy, đèn tín hiệu màu đỏ sẽ sáng, đèn màu xanh lá cây sẽ biểu thị cho chế độ đang đóng bằng. Có nghĩa là lúc này máy làm đá viên đang trong trạng thái tự kiểm tra hệ thống vận hành. Sau khoảng 20 giây, ánh sáng màu xanh sẽ được bật tính từ lúc máy bắt đầu làm việc.
  • Tín hiệu đèn vàng báo hiệu cho bạn biết rằng việc làm đá đã hoàn thành và chuẩn bị đổ xuống khoảng chứa đá. Lúc này không nên chạm vào bất cứ bộ phận nào của máy để tránh tình trạng xảy ra điều bất thường nào đó.
  • Máy làm đá sẽ tự động ngừng làm việc khi thùng chứa đá đã đầy. Lúc này màn hình sẽ hiển thị “ALL” để báo hiệu thùng đã đầy đá. Việc bạn cần làm là lấy đá ra khỏi thùng, sau đó khoảng 5 phút, máy sẽ khởi động lại và lặp lại quy trình làm đá tiếp theo.  
Hướng dẫn cách sử dụng máy làm đá viên
Hướng dẫn cách sử dụng máy làm đá viên

Hướng dẫn cách đọc các thông số khi vận hành máy

Trước khi vận hành máy làm đá, các bạn cần hiểu được ý nghĩa của các nút bấm trên máy để xử lý kịp thời:

  • Power: Nút báo hiệu cho nguồn điện cấp vào máy
  • Icing/making ice: Báo hiệu máy làm đá đang trong quá trình sản xuất
  • Sterilize: Báo hiệu máy đang trong quá trình tự vệ sinh
  • Error: Báo hiệu máy đang lỗi, cần kiểm tra và sửa chữa
  • Ice full: Báo hiệu thùng đá đã đầy
  • Deice/Fall ice: Quá trình xả đá sau mỗi lần máy làm xong một mẻ
  • On/Off: Công tắc nguồn
  • Water: Báo hiệu đã có nước cấp vào máy làm đá hay chưa
  • Device by hand: Nút xả đá
  • Display window: Màn hình hiển thị mã lỗi và thời gian cài đặt để sản xuất 1 mẻ đá
  • Mũi tên lên, xuống: Điều chỉnh kích thước của đá tùy chọn, cài đặt thời gian làm một mẻ đá
Các thông số có trên máy làm đá viên
Các thông số có trên máy làm đá viên

Hướng dẫn cách điều chỉnh kích thước của đá và độ dày đá

  • Bạn muốn làm đá dày hay mỏng thì chỉ cần ấn mũi tên lên xuống để điều chỉnh. Mũi tên lên biểu thị rằng bạn muốn tăng độ dày của đá, còn mũi tên xuống là bạn muốn giảm độ dày của đá
  • Để đảm bảo về độ dày của đá, mỗi lần điều chỉnh thì bạn nên điều chỉnh tối thiểu 2 mức. Chú ý, việc tách đá ra khỏi khay có thể gặp thất bại bạn lựa chọn kích thước làm đá quá mỏng
  • Trong mùa đông hoặc ở những vùng khí hậu mát mẻ, bạn nên điều chỉnh độ dày của đá lên mức 15. Còn nếu vào mùa hè hoặc những nơi thông gió không tốt thì nên điều chỉnh đá có độ dày ở mức 30.

Hướng dẫn cách chỉnh thời gian làm đá

Mỗi lần máy thực hiện làm đá sẽ mất khoảng từ 12 – 15 phút. Bạn có thể tự cài đặt thời gian làm đá bằng cách nhấn mũi tên lên hoặc xuống. Lúc này, màn hình Display window sẽ hiển thị thời gian bạn muốn làm đá, đơn vị thời gian sẽ được tính bằng phút. Trong quá trình máy hoạt động, bạn cần theo dõi và ghi lại một số thông số sau:

  • Dòng điện chạy qua giúp máy hoạt động ổn định
  • Chú ý theo dõi thời gian làm đá, điều chỉnh kích thước đá và độ dày đá phù hợp với mục đích sử dụng
  • Máy làm đá sẽ tự ngừng hoạt động nếu thùng đá bị đầy. Khi bạn lấy hết đá ra khỏi thùng chứa, chỉ sau khoảng 5 phút,  máy sẽ tiếp tục hoạt động để sản xuất một mẻ đá mới. 

Hướng dẫn tắt máy

Sau khi hoàn tất quá trình làm đá, bạn phải tắt công tắc nguồn hoặc giữ nút ON/OFF trong khoảng 5 giây cho đến khi máy ngừng hẳn. Sau đó tắt aptomat tổng để ngắt nguồn điện tổng. 

Nhận biết những sự cố có thể gặp phải khi vận hành máy làm đá viên

Khi vận hành máy làm đá viên, có thể gặp phải một số sự cố hoặc vấn đề kỹ thuật như sau:

  • Thùng đá bị đầy: Khi thùng đá bị đầy, máy sẽ báo lỗi. Lúc này bạn cần xúc hết đá ra khỏi thùng sau đó máy sẽ hoạt động lại như bình thường
  • Nước làm đá bị bẩn: Nếu nước cấp vào máy bị đục hoặc bẩn, đá viên làm ra cũng sẽ không được sạch. Nguyên nhân có thể là do bộ phận lọc bị bẩn. Lúc này, việc bạn cần làm là vệ sinh lại lõi lọc cho thật sạch sẽ, nếu không được thì phải thay lõi lọc mới.  
  • Đèn báo màu vàng: Khi đèn báo màu vàng, nguyên nhân có thể là do lỗi áp suất nước không đủ, thiếu nước hoặc mất nước. Để khắc phục lỗi này, bạn cần kiểm tra các van cấp nước có bị đứt hay không, van hoặc ống nước có bị tắc không, bể nước ngầm, van khóa nước hoặc máy bơm có hoạt động tốt hay không? 
  • Đèn báo đỏ và nháy liên tục: Khi đá đầy thùng, máy tiến hành quá trình xả đá ra mà đá không rơi xuống cũng khiến máy báo đỏ hoặc nhấp nháy liên tục. Cách khắc phục các sự số này như sau:

– Điều chỉnh thời gian làm đá phù hợp với kích thước dày hay mỏng của đá

– Nếu khay chứa đá đang rỗng thì tăng thời gian làm đá thêm 1 – 2 phút

– Khởi động lại máy: Nhấn nút OFF, đồng thời nhấn thêm 2 nút là nút xuống và nút xả đá. Giữ khoảng 3 giây sau đó chuyển về nút ON để máy hoạt động lại như ban đầu

– Trường hợp khay đang đầy đá, cần tắt máy chờ khoảng 3h để cho đá trên khay tan hết sau đó bật lại máy hoạt động bình thường

  • Đèn không báo hoặc báo màu vàng: Lỗi này xảy ra là do nắp đá bị kênh hoặc bị lệch pha. Do nắp nhựa khay đá bị kênh và rơi ra ngoài dẫn đến hệ thống tự ngắt điện. Bạn cần điều chỉnh và sửa lại nắp khay đá sau đó bật nguồn sử dụng lại như bình thường. Trong trường hợp lệch pha thì bạn chỉ cần đảo lại pha là được. 
  • Quạt giải nhiệt bị lỗi: Khi quạt giải nhiệt bị lỗi, bạn cần kiểm tra xem quạt có bị để sát tường quá không, quạt có chạy không? Nếu quạt không chạy thì hãy kiểm tra dây quạt và giắc cắm quạt. Chú ý đặt máy làm đá ở những nơi thoáng mát và quạt cùng chiều với gió thổi
  • Đá non, có lỗ: Đá được sản xuất ra không đồng đều, đá non, có lỗ,… đây cũng có thể được xem là lỗi của máy làm đá viên. Khi dàn nóng của máy bị bẩn, tản nhiệt không đều sẽ gây ra hiện tượng đá bị non, giòn, có lỗ, dễ vỡ và không đạt yêu cầu tạo hình ban đầu. Cách giải quyết tốt nhất là nên kiểm tra bộ phận dàn nóng, để máy cách xa tường và đặt ở vị trí thoáng mát nhất. Sau đó, tắt nguồn điện, vệ sinh cho dàn nóng trôi hết bụi bẩn sau đó có thể tiếp tục hoạt động. 
  • Đá bị rỗng: Đá bị rỗng là do nước không chảy tới. Trước khi kiểm tra, bạn mở nắp xem có thấy khay bị bám đá vôi không. Nếu có thì cần vệ sinh và cạo sạch. Tháo đường ống bơm, vệ sinh 2 đầu đường ống thật sạch sẽ để nước chảy vào máy được tốt hơn. 
Nhận biết các sự cố có thể gặp phải khi vận hành máy làm đá viên
Nhận biết các sự cố có thể gặp phải khi vận hành máy làm đá viên

Cách sử dụng máy làm đá viên và hướng dẫn bảo dưỡng định kỳ để tăng hiệu quả và thời gian sử dụng

Sử dụng và bảo dưỡng bảo trì máy làm đá viên như thế nào để tăng hiệu quả cũng như tiết kiệm thời gian làm đá? Nếu bạn chưa biết thì hãy theo dõi thông tin dưới đây nhé:

  • Lựa chọn loại máy làm đá viên phù hợp với nhu cầu sử dụng

Các loại máy làm đá viên hiện nay luôn được nhà sản xuất cải tiến liên tục để phục vụ cho mọi nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Vậy máy làm đá viên loại nào tốt? Trước khi quyết định mua máy làm đá viên loại nào, bạn cần xem xét thật kỹ mục đích sử dụng của mình là gì để chọn được loại máy có công suất phù hợp. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu, mà còn giúp khai thác được tối đa hiệu suất và công xuất của máy, tránh gây lãng phí năng lượng. 

  • Xác định lượng đá đủ dùng trong một ngày

Việc để cho máy làm đá hoạt động liên tục và nhiều lần trong ngày cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm tuổi thọ của máy. Vì thế, bạn cần xác định lượng đá cần dùng để có thể phân bố thời gian làm đá hợp lý, giúp máy có khoảng thời gian nghỉ ngơi. Việc xác định lượng đá cũng giúp bạn tránh lãng phí đá cũng như tốn điện, nước. 

  • Điều chỉnh lượng nước trong máy và nhiệt độ phù hợp 

Ước lượng xem mỗi lần máy có thể sản xuất ra được một lượng đá là bao nhiêu để từ đó điều chỉnh lượng nước cho phù hợp. Ngoài ra, cần điều chỉnh nhiệt độ phù hợp, không thấp quá hoặc cao quá, không những gây tốn điện mà còn khiến máy làm đá chậm hơn. 

  • Bảo trì, bảo dưỡng và vệ sinh máy làm đá thường xuyên

Để tăng hiệu quả làm đá cũng như tăng tuổi thọ của máy thì việc bạn cần làm là bảo dưỡng, vệ sinh máy làm đá thường xuyên. Việc này sẽ hạn chế được những lỗi hỏng hóc không cần thiết, đồng thời tạo ra thành phẩm là những viên đá chất lượng, đảm bảo vệ sinh. 

  • Tuân theo đúng hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để tránh gây hỏng hóc

Lưu ý sử dụng máy làm đá viên theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất đã được in trong quyển sổ hướng dẫn sử dụng. Điều này để tránh gây ra hư hỏng không đáng có. Để có thể hiểu rõ hơn về cách dùng, khi lắp đặt máy, bạn có thể nhờ nhân viên kỹ thuật hướng dẫn chi tiết để hiểu rõ hơn về quy trình vận hành và sử dụng. Nếu bạn có thắc mắc gì thì nên hỏi ngay để được giải đáp kịp thời. 

Cách sử dụng máy làm đá viên tăng hiệu quả
Cách sử dụng máy làm đá viên tăng hiệu quả

Hy vọng rằng qua bài viết này, các bạn đã có thêm được nhiều thông tin về máy làm đá viên cũng như cách sử dụng máy làm đá viên sao cho hiệu quả và tiết kiệm nhất. Ngoài ra, nếu các lỗi trên mà bạn không thể tự khắc phục được tại nhà thì hãy mang đến các địa chỉ chuyên sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị làm lạnh để sửa chữa kịp thời. Hãy truy cập vào website của Auvietcorp để biết thêm được nhiều thông tin hữu ích nhé. 

>>> Xem thêm: Máy làm đá viên loại nào tốt? Top 6 máy làm đá viên mới 2023

5/5 - (1 bình chọn)