Bếp ăn công nghiệp là mô hình chế biến thực phẩm với quy mô lớn, lên tới hàng nghìn suất ăn trong thời gian ngắn. Vậy nên lựa chọn thiết kế bếp ăn công nghiệp theo mô hình và tiêu chuẩn như thế nào? Auvietcorp sẽ bật mí cho quý khách hàng trong bài viết dưới đây.
✅Bếp ăn công nghiệp | ⭐ > 8000 |
✅Bảo hành | ⭐2 năm |
✅Auvietcorp.com | ⭐ 12 năm |
✅Hỗ trợ khách hàng | ⭐ 24/7 |
✅ Hiệu quả | ⭐ Tiết kiệm |
Bếp ăn công nghiệp là gì?
Bếp ăn công nghiệp là một hệ thống các thiết bị bếp công nghiệp (không giống với các thiết bị bếp gia dụng trong gia đình) được sản xuất và lắp đặt dựa theo tiêu chuẩn với mục đích nấu nướng, chế biến thực phẩm phục vụ cho nhu cầu ăn uống của hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người. Hoặc nơi phục vụ nhiều giờ ăn của nhiều người lao động hay thực khách trong nhà hàng.
Bếp ăn công nghiệp có nhiều điểm khác biệt so với các khu bếp gia đình như quy mô bếp, tiêu chuẩn và các vật dụng cần thiết. Với khu bếp công nghiệp, người ta thường dùng những vật dụng chuyên dụng để thao tác hoạt động nhanh hơn, tạo ra nhiều sản phẩm nhằm phục vụ tối đa suất ăn trong một khoảng thời gian ngắn. Để sở hữu một hệ thống bếp công nghiệp đạt tiêu chuẩn, vận hành tốt cần có sự tư vấn của các chuyên gia có kinh nghiệm trong việc thiết kế và lắp đặt bếp.
Do tính chất bếp ăn công nghiệp là một mô hình bếp có khả năng phục vụ được các suất ăn tiêu chuẩn theo quy mô lớn, đảm bảo về mặt hiệu suất và thời gian, vì vậy nó thường được ứng dụng tại các địa điểm sau đây:
- Khách sạn, nhà hàng lớn: Nơi có số lượng khách lưu trú lớn, cần tổ chức mô hình bếp ăn công nghiệp đạt tiêu chuẩn cao để đảm bảo chất lượng thức ăn và thời gian phục vụ.
- Công ty, xí nghiệp có đông nhân viên: Thông thường các công ty xí nghiệp thường sẽ cung cấp các xuất ăn trưa, tối cho công nhân, vì vậy nếu số lượng nhân viên lớn thì cần tổ chức bếp theo mô hình bếp ăn công nghiệp.
- Trường mầm non, bán trú: Các trường mầm non, bán trú sẽ cung cấp bữa trưa cho trẻ em ăn bán trú, vì vậy việc tổ chức bếp mô hình công nghiệp là cần thiết để đảm bảo vệ sinh và hiệu quả
- Các bệnh viện, hộ kinh doanh xuất ăn công nghiệp: Đây cũng là những nơi phải phục vụ hàng nghìn xuất ăn mỗi ngày và được thiết kế bếp theo mô hình bếp ăn công nghiệp.
Trong các mô hình bếp ăn công nghiệp, những thiết bị bếp công nghiệp thường được sử dụng là: Bếp Á công nghiệp, bếp Âu công nghiệp, bếp hầm, tủ cơm công nghiệp, bếp chiên phẳng, tủ lạnh công nghiệp, tủ mát công nghiệp, thiết bị inox , bếp nhà hàng ,…
Mô hình bếp ăn công nghiệp đạt CHUẨN các khu vực chi tiết
Trước khi thực hiện quy trình lắp đặt, đơn vị cần hoàn thiện bản vẽ thiết kế bếp ăn công nghiệp để khách hàng tham khảo, sau đó thực hiện quy trình theo đúng tiêu chuẩn, bản vẽ đã đề ra, tránh sai sót:
Diện tích bên trong và bên ngoài gian bếp
- Trước hết, chúng ta cần chú trọng tới việc thực phẩm tươi sẽ được đưa vào bếp mỗi ngày qua khu vực nào, đặt ở đâu phù hợp để bố trí không gian bếp hợp lý. Ngoài ra, cần đảm bảo được không gian rộng rãi để lưu trữ hàng hóa khi chưa chế biến ngay.
Kho lưu trữ hàng hóa, thực phẩm
- Với một kho hàng chứa nhiều thực phẩm, bạn nên đặt gần lối vào hàng, tránh trường hợp đi quá xa khi cần lấy, nếu cần thiết chúng ta không nên để nhân viên giao hàng không vào khu vực bếp để đảm bảo an toàn vệ sinh
Khu soạn và chia thực phẩm
- Phần chính của khu rửa và soạn thực phẩm phải nằm ngay giữa khu lưu trữ thực phẩm và là nơi tiến hành chế biến thức ăn để đảm bảo việc đi lại thuận lợi trong nội bộ khu bếp, tránh việc va chạm lẫn nhau ảnh hưởng đến thời gian nấu ăn.
Khu vực nấu ăn
- Khi lựa chọn các thiết bị bếp công nghiệp, bạn cần chú trọng vào menu thực đơn của mình, từ đó có quyết định chính xác hơn. Ngoài ra, cũng cần quan tâm đến khả năng sử dụng thiết bị của nhân viên phục vụ, tránh lãng phí mua về không biết cách dùng.
- Đảm bảo quy trình chế biến phù hợp với phong cách phục vụ của nhà hàng. Ví dụ như những loại bếp nấu nhanh như chiên, xào, hay các bếp nấu cho ra 1 lần nhiều lượng thức ăn cần đặt gần nhất với khu vực ra hàng.
Khu vực bảo quản thức ăn sau khi chế biến xong
- Khu bảo quản: Thiết bị hâm nóng, tủ mát,.. nên đặt gần khu ra hàng. Nên thường xuyên kiểm tra nhiệt độ để đảm bảo đúng tiêu chuẩn dự trữ thức ăn, tránh hư hỏng, ảnh hưởng đến danh tiếng của nhà hàng.
Khu vực thực phẩm
- Đa phần, các nhà hàng, khách sạn ít khi chú trọng vào khu vực thực phẩm. Song, bạn cần hiểu rằng, việc ra hàng cho khu vực phục vụ thức ăn nhanh sẽ giúp tiết kiệm tối đa thời gian, tránh bất lợi cho việc xếp hàng, luôn đảm bảo được kết nối giữa khu bảo quản thức ăn chờ phục vụ với khu ra hàng được thuận lợi và dễ dàng nhất.
Khu dọn dẹp, vệ sinh thiết bị bếp
- Khu vực rửa chén, thực phẩm cũng cần có một diện tích vừa đủ để hoạt động tốt nhất, nâng cao hiệu suất. Tuy nhiên, trên thực tế người ta thường cắt giảm diện tích khu này nhằm tăng diện tích phục vụ khách hàng rộng rãi hơn.
- Nếu bạn là chủ quản lý một nhà hàng cao cấp, nên chú trọng tới khu vệ sinh thiết bị, vì khi khu rửa không hoạt động đúng chức năng thì rất có khả năng bạn tự đánh mất một lượng khách hàng lớn.
- Cần một không gian đủ để lưu trữ các sản phẩm thô, sạch đã được sơ chế một không gian cho rác thải, nên tách biệt 2 khu này để tránh việc nhiễm bẩn.
Khu vực dành cho nhân viên
- Tốt hơn hết, chủ nhà hàng nên dành riêng ra một khu cho nhân viên làm việc như để tư trang, thay đồ hoặc nghỉ ngơi. Như vậy sẽ đảm bảo nhân viên có đủ sức lực và tinh thần làm việc thoải mái, từ đó đem lại hiệu quả cao trong công việc.
Có thể nói, một bản vẽ được thiết kế bài bản và đúng thông số giúp cho quy trình hoạt động nhanh chóng, hạn chế tối đa các chi phí phát sinh vì bạn đã có kế hoạch trước mọi thứ.
Bếp ăn công nghiệp không chỉ là nơi tạo ra những món ăn ngon mà nó còn là nơi làm việc của các đầu bếp, “linh hồn” của doanh nghiệp. Bởi một kho bếp hiện đại, đầy đủ tiện nghi sẽ thể hiện được sự chuyên nghiệp và đảm bảo tính hiệu quả mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn hướng đến.
5 Tiêu chí thiết kế bếp ăn công nghiệp tiện lợi
Để tiết kiệm thời gian và chi phí, đem lại hiệu quả ngay tại bếp ăn công nghiệp, thì bản vẽ thiết kế cần đảm bảo tiêu chuẩn ngay từ đầu, cụ thể:
Bố trí bếp theo quy trình 1 chiều
- Khi thiết kế hệ thống bếp ăn công nghiệp, cần bố trí từ khâu bảo quản, chế biến, dọn rửa, cần đi theo một chiều và không bị quay ngược lại như trở về ban đầu. Điều này giúp cho thực phẩm được bảo quản tốt nhất, nguyên liệu và thành phẩm không bị nhiễm vi khuẩn chéo.
Cần đảm bảo ánh sáng trong bếp ăn công nghiệp
- Cần đảm bảo cường độ ánh sáng tốt, để thuận tiện trong chế biến. Cường độ ánh sáng tại khu bếp đạt tiêu chuẩn thường có độ rọi là 5000lux. Bạn cần dựa vào diện tích của khu bếp để tính toán được số bóng đèn thắp sáng phù hợp.
Cần bố trí và sắp xếp thiết bị bếp hợp lý, khoa học
- Việc sắp xếp thiết bị và dụng cụ bếp khoa học giúp bạn tiết kiệm được nhiều chi phí, từ mặt bằng, nhân lực đến tốc độ của món ăn. Không những thế, việc đồ dùng được bố trí gọn gàng đem lại cảm giác thoải mái, vì thế mà các món ăn luôn đạt chất lượng tốt.
- Bếp ăn công nghiệp thường hoạt động theo dây chuyền nên cần hướng đến sự thuận tiện, thao tác từ khâu sơ chế, tẩm ướp đến cuối là dọn rửa vệ sinh. Thêm vào đó, dựa vào từng món ăn và loại hình phục vụ mà quán sẽ có sự thay đổi khác nhau, để phù hợp với nhu cầu của từng thực khách.
- Bạn có thể tham khảo thêm các ý kiến từ chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong thiết kế bếp công nghiệp, để tối ưu hóa cả không gian và chi phí chi trả.
Hệ thống hút mùi cho bếp
Các bếp ăn công nghiệp thường sẽ sản sinh ra nhiều mùi khi nấu ăn khiến cho không gian bị ám mùi khó chịu. Vì vậy cần phải tính toán thiết kế hệ thống hút gió, hút mùi cho bếp để không gian sạch và thông thoáng hơn.
Tính toán diện tích khu vực bếp ăn công nghiệp
- Khi thiết kế bếp công nghiệp bạn cần chú ý đến diện tích từng khu, như khu sơ chế, khu kho, khu chế biến, khu vệ sinh… cần phải được tính toán kỹ lưỡng. Từ đó phân bổ diện tích sao cho phù hợp với từng phong cách cũng như tính chất của nhà hàng, khách sạn.
- Ví dụ như nhà hàng lẩu nướng thì khu chế biến không cần phải chiếm quá nhiều diện tích, ngược lại nhà hàng phục vụ món Âu thì cần không gian rộng rãi hơn.
4 Loại mô hình bếp ăn công nghiệp được ứng dụng hiện nay
Mô hình bếp ăn công nghiệp | Đặc điểm của mô hình |
Mô hình bếp ăn công nghiệp theo thiết kế bếp một chiều |
|
Mô hình bếp ăn công nghiệp theo thiết kế bếp mở |
|
Mô hình bếp ăn công nghiệp thiết kế kiểu chữ L |
|
Mô hình thiết kế bếp ăn công nghiệp theo kiểu chữ U |
|
Sự khác nhau giữa bếp ăn công nghiệp và bếp ăn gia đình
Bếp ăn công nghiệp và bếp ăn gia đình có những khác nhau về quy mô, thiết kế, quy trình và mục đích sử dụng. Dưới đây là một số sự khác nhau chính giữa hai loại bếp này:
Tiêu chí so sánh |
Bếp ăn công nghiệp |
Bếp ăn gia đình |
Quy mô |
Thường được thiết kế để phục vụ một số lượng lớn người dùng, như nhà hàng, khách sạn, căn tin công nhân, bệnh viện, trường học, cơ quan, nhà máy, nhà tù, và các cơ sở khác. Bếp công nghiệp có diện tích rộng, có nhiều khu vực như khu chế biến, khu nấu, khu rửa chén và khu lưu trữ thực phẩm. | Là bếp được sử dụng trong gia đình, phục vụ cho các hoạt động nấu nướng và chuẩn bị bữa ăn hàng ngày cho một số lượng nhỏ người dùng. |
Thiết kế |
Cần được thiết kế tiện nghi, hiệu quả và an toàn cho việc xử lý thực phẩm hàng ngày với số lượng lớn. Thường có các thiết bị và công cụ chuyên dụng như lò nướng công nghiệp, bếp điện hoặc bếp ga công nghiệp, máy rửa chén công nghiệp, tủ lạnh lớn và các hệ thống hút khói. | Có thiết kế linh hoạt và đa dạng, phù hợp với nhu cầu và sở thích của gia đình. Thường bao gồm các thiết bị như bếp gas hoặc bếp điện, lò vi sóng, tủ lạnh, máy rửa chén nhỏ hơn và các công cụ nấu nướng thông thường. |
Quy trình |
Thường áp dụng các quy trình chế biến thực phẩm chuyên nghiệp, bao gồm việc chuẩn bị thực phẩm, chế biến, chia thành phần và bố trí bữa ăn. Quy trình này thường cần tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và đảm bảo chất lượng thực phẩm phù hợp với số lượng lớn người dùng quan tâm | Quy trình thường linh hoạt và phụ thuộc vào nhu cầu và sử dụng số thực phẩm vừa đủ |
Mục đích sử dụng |
Mục đích chính là cung cấp các bữa ăn hàng ngày cho một số lượng lớn người dùng, đáp ứng nhu cầu ẩm thực trong các cơ sở công nghiệp, học tập, y tế hoặc chế biến thực phẩm để bán. Mục tiêu là tối ưu hóa hiệu suất, tiết kiệm thời gian và đảm bảo chất lượng thực phẩm. | Mục đích là phục vụ các bữa ăn hàng ngày cho gia đình và thưởng thức ẩm thực tại nhà. Bếp gia đình tạo điều kiện cho việc thể hiện tài năng nấu nướng, chăm sóc gia đình và tạo ra không gian ấm cúng. |
Kích thước tiêu chuẩn một số thiết bị trong bếp ăn công nghiệp
Các thiết bị bếp công nghiệp thường có kích thước đa dạng, phụ thuộc vào các yếu tố như loại thiết bị, dung tích, hiệu suất. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng thực tế và chi phí sẵn sàng bỏ ra cũng như không gian khu vực bếp mà bạn sẽ cần lựa chọn các thiết bị bếp ăn công nghiệp có kích thước phù hợp. Dưới đây là một vài kích thước thông thường mà bạn có thể tham khảo:
- Các loại bếp nấu điện thì thường có kích thước chiều rộng từ 30 đến 90 cm, nó sẽ phụ thuộc vào số lượng vùng nấu của bếp. Chiều cao của bếp khoảng 85cm là phù hợp với chiều cao của người sử dụng.
- Các loại bếp gas thì kích thước trung bình chiều rộng từ 30 đến 120cm thay đổi theo số lượng họng gas. Chiều cao của bếp cũng khoảng 85cm.
- Các loại lò nướng thì có các loại 1 tầng, 2 tầng, 3 tầng với chiều cao khác nhau, còn chiều rộng trung bình từ 60 đến 90 cm…
Việc xác định trước kích thước của các thiết bị sẽ giúp bạn thiết kế được căn bếp sao cho gọn gàng và đảm bảo đầy đủ tiện nghi, ngăn lắp, tham khảo chi tiết kích thước 1 số thiết bị được ưa chuộng sau:
Bếp ăn công nghiệp | Kích thước dài x rộng x cao (mm) | Ứng dụng |
Bếp á công nghiệp 1 họng |
750 x 750 x 800 | Dùng trong khu bếp nhà hàng, trường học, quán ăn nhỏ, bệnh viện,…Với công suất cao nên bếp phù hợp dùng để xào nấu thức ăn |
Bếp chiên nhúng đôi dùng điện SMS DFT – 6000 |
515 x 430 x 290 | Dùng để chiên các loại thực phẩm như khoai tây, khoai lang, thịt, nem, chả,… |
Bếp âu 4 họng dùng gas MSM 4 – OB |
610 x 760 x 350 | Thích hợp dùng cho các gia đình, nhà hàng để nấu nướng đa dạng các loại món ăn |
Bếp âu 6 họng dùng gas có lò nướng MSM 6 – OV |
1060 x 760 x 850 | Phần trên dùng để xào nấu thức ăn, phần dưới dùng để nướng bánh, thịt,… |
Bếp chiên phẳng 3 họng sử dụng gas MSM HP – 1004 |
915 x 760 x 350 | Dùng trong các nhà hàng, quán ăn hay sử dụng trong gia đình. Cho phép chế biến nhiều món cùng một lúc mà không sợ bị cháy khét. |
Bếp nướng than 2 họng dùng gas MSM 24 – CB |
610 x 760 x 350 | Thích hợp dùng trong các nhà hàng, quán ăn hoặc gia đình. Giúp tạo ra các món nướng thơm ngon như cá nướng, thịt nướng, rau củ nướng,… |
Một số lưu ý khi thiết kế và mua sắm thiết bị bếp ăn công nghiệp
Để có thể sở hữu được những sản phẩm chất lượng, ưng ý và phù hợp với không gian bếp cũng như tiết kiệm được tối đa chi phí bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Lên trước các bản thiết kế, tính toán chi tiết các khu vực bếp sao cho hợp lí, lên danh sách các thiết bị bếp ăn cần mua và vị trí đặt của từng thiết bị. Làm việc theo kế hoạch sẽ giúp bạn tối ưu được thời gian và chi phí, phòng ngừa được các rủi ro có thể xảy ra ngoài dự định
- Khi lựa chọn thiết bị bếp công nghiệp cần căn cứ vào nhu cầu sử dụng thực tế để tránh việc không đủ công suất hoặc dư thừa.
- Thiết kế thêm các thiết bị inox công nghiệp khác như giá inox, bàn inox hoặc xe đẩy,…để hỗ trợ tối ưu trong quá trình vận hành
- Lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng đảm bảo để kéo dài tuổi thọ.
Âu Việt Corp – Đơn vị thiết kế bếp ăn công nghiệp uy tín, chất lượng
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế thi công và cung cấp các thiết bị bếp ăn công nghiệp cũng như nêu ra các giải pháp toàn diện cho nhà bếp công nghiệp trên thị trường Việt Nam.
- Âu Việt Corp tự tin mang đến cho bạn những ý tưởng vượt tầm trong kinh doanh khách sạn, nhà hàng đem lại lợi nhuận tốt nhất.
- Ngoài ra, Âu Việt Corp cũng là đơn vị nhập khẩu và phân phối các thiết bị bếp công nghiệp uy tín, chất lượng với giá thành ưu đãi. Đến với Âu Việt Corp bạn sẽ nhận được dịch vụ tư vấn tận tình, chu đáo, tỉ mỉ trên từng công đoạn.
- Đồng thời, hỗ trợ bảo dưỡng, bảo trì chất lượng ngay tại nhà bởi đội ngũ kỹ thuật giàu chuyên môn, có nhiều năm thi công, lắp đặt bếp công nghiệp.
- Âu Việt Corp có thể triển khai nhanh chóng các quy trình, thống nhất phương án thi công, thực hiện đầy đủ các bước theo yêu cầu của quý khách, đảm bảo bàn giao công trình đúng hẹn cho khách hàng.
Trên đây, Âu Việt Corp đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin về quy trình thiết kế bếp ăn công nghiệp cũng như một số lưu ý trong thiết kế và mua sắm thiết bị bếp. Hy vọng qua đó bạn đã có được cho mình những thông tin hữu ích để duy trì và hoạt động một bếp ăn công nghiệp trơn tru và hiệu quả.